Mục tiêu:
Các em sẽ nhận thức hơn đối với vấn đề khai thác cạn kiệt thiên nhiên bởi con người. – Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều không đáng nói. Nhưng nếu khai thác mạnh tay sẽ trở thành phá hoại ngay chính điều kiện sống cơ bản của chính mình.
Điều kiện thực hiện:
Các em ngồi thành vòng tròn, tạo khoảng trống ở giữa để thực hiện trò chơi.
Hãng số:
Số lượng cá:- 1 Biển – (ví dụ) là một mẩu giấy lớn. Hay lấy sợi dây dài và để nằm trên nền nhà theo hình oval tựa như một vòng bãi biển.
- Có 150 „con cá“ – có thể là đá sỏi hoặc cút áo, mẫu giấy màu nhỏ.
- 6 Tờ giấy để xếp thành tàu đánh bắt cá
- 6x5 mẩu giấy nhỏ (như hình bên cạnh)
Tiến hành:
Hướng dẫn – Trò chơi nghề cá
- Dựng cảnh:
- kinh tế nghề cá trên biển thế giớiSố lượng khởi đầu: 50 con cá
- Các vai:
- người quản lý trong công ty đánh bắt cá lớn (chơi theo đội)
- Nhiệm vụ:
- đạt hiệu quả kinh tế, thành công - sau 5 vòng chơi bắt được nhiều cá nhất.
- Đội giỏi nhất sẽ nhận được 1 giải thưởng.
Các em ngồi thành vòng tròn, khoảng trống ở giữa là biển có 50 con cá.
Các em sẽ được chia thành (tối đa) 6 nhóm, mỗi nhóm như vậy sẽ là một hãng đánh bắt cá.
Để vào cuộc chơi, mỗi hãng sẽ tự xếp một tàu đánh cá bằng giấy.
Tiếp theo giáo viên sẽ trình bày cho các em về các mục tiêu và nhiệm vụ của trò chơi này, xem hình minh họa bên cạnh
Xin nhấn mạnh rằng các hãng đánh bắt cá này đang tham gia một cuộc đấu kinh tế! Tôi hứa sẽ trao cho đội chiến thắng một phần thưởng nho nhỏ (1 món đồ ngọt)
Tại mỗi vòng thi, các hãng đánh cá được phép quyết định lại sẽ bắt cá với số lượng bao nhiêu. Thêm vào đó mỗi hãng sẽ nhận 5 mẩu gíấy nhỏ (xem hình minh họa ở trên)
Việc tái sinh lượng cá:
- Sau mỗi vòng thi thì lượng cá hiện tại sẽ tăng lại – tăng gấp đôi. Ví dụ: nếu lượng cá trong biển chỉ còn lại 15 con thì sau vòng thi này lượng cá sẽ tăng thêm 15 con.
- Tuy nhiên lưu ý, sẽ không tăng quá 50 con (như: vì đủ thức ăn). Nên, ví dụ sẽ (chỉ) tăng 20 con nếu đang còn lại 30 con trong biển.
Hướng dẫn – Trò chơi nghề cá
- Nhiệm vụ mỗi nhóm
- Xác định muốn đánh bắt số lượng cá bao nhiêu!
- Ghi chú lên một mẫu giấy!
- Đưa cho người hướng dẫn mẫu giấy này!
- Nhận số cá đã bắt được!
- Chúc thành công!
Sau khi đã trình bày xong, một lần nữa giáo viên sẽ cho các em biết các nhiệm vụ phải làm như trong hình bên cạnh.
Khi các em đã hiểu luật chơi thì có thể bắt đầu.
Những trải nghiệm:
Tại trò chơi này các em sẽ đánh bắt hết cá trong biển sau 2-3 vòng. Sau đó sẽ là đánh giá trò chơi ( xem hình minh họa dưới đây, hai điểm đầu tiên).
Thường thì người chơi sẽ mong muốn có được cơ hội thứ hai. Nếu như có đủ thời gian, họ nên nhận được cơ hội thứ hai. Giáo viên có thể, ví dụ như lưu ý đầy đủ rằng các em phải trao đổi với nhau và cùng nhau suy ngẫm các em có thể bảo vệ biển như thế nào!
Thời lượng:
Thảo luận
- Về trò chơi này
- Đội chiến thắng: Bạn đánh giá thành công của mình như thế nào?
- Thành viên khác: Bạn đánh giá tình trạng số lượng cá như thế nào?
…về quy trình của trò chơi?
Để cuộc chơi diễn ra tốt hơn thì cần phải thay đổi những gì? Bạn có đề nghị (những sửa đổi) quy định cụ thể nào không?
- Mở rộng
- Trò chơi gần với thế giới thực tế đến mức nào –và chúng ta có thể rút ra được gì từ trò chơi này về thế giới thực tế?
- Liên quan chủ đề phát triền bền vững và các mục đích học, thì phương pháp này tạo ảnh hưởng, suy nghĩ gì đối với người chơi?
- Trò chơi có thể được hướng dẫn, kiểm soát đến mức độ nào?
Khoảng 20 phút + suy ngẫm
Gợi ý:
Các em học sinh cấp trên cũng có thể suy ngẫm qua trò chơi này, vì sao con người lại bóc lột thiên nhiên. Có những nguyên nhân nào / động lực nào thúc đẩy hành vi này? Cần có thay đổi như thế nào để ngăn chặn việc này? – Theo cách này tôi cũng áp dụng trò chơi này tại Đức trong công tác giáo dục dành với người lớn.
Nguồn:
Ý tưởng trò chơi và hướng dẫn đầy đủ tại eed •Tổchức Brot für die Welt: Ngành kinh tế nghề cá • Công tác hỗ trợ cho đề án địa phương nghiên cứu về chủ đề „Nước Đức có năng lực bền vững trong một thế giới đã được toàn cầu hóa“.
Thêm thông tin về các trò chơi mô phỏng trong giáo dục:
https://umweltschulen.de/agenda/simulationsspiele-zur-bildung-fuer-nachhaltige-entwicklung.html