Đằng sau khái niệm “sự phát triển bền vững” là ý thức đạo đức, nghĩa là tất cả mọi người đều có cùng giá trị - và có quyền như nhau về một cuộc sống tốt đẹp và được tự quyết định cuộc sống của mình. Điều này hoàn toàn không liên quan đến việc một người sống tại nước nào hay nơi nào, già hay trẻ - hay có lẽ sẽ được sinh ra trong tương lai.
Chúng ta không thể để lại cho các con cháu của mình một cuộc sống tốt đẹp, nhưng có thể để lại những điều kiện cần có. Điều kiện đó là tự nhiên và những nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng công hay tư, dân chủ, tự do, văn hóa và giáo dục.
Mãi đến lúc Hội nghị Liên Hiệp quốc vì Môi trường và phát triển diễn ra tại Rio de Janeiro (1992) thì Sự bền vững mới được công nhận trên toàn thế giới như một ý tưởng chính trị chủ đạo quan trọng. Liên Hiệp quốc, cũng như nhiều quốc gia, vùng miền hay địa phương đã đưa ra những chương trình riêng dành cho sự phát triển bền vững. Qua đó mà đã có thể đạt được những thành công phát triển quan trọng đầu tiên.
Từ đó mà đã có hàng trăm triệu người trên toàn thế giới được giải thoát khỏi tình cảnh cực nghèo, đặc biệt tại Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù vậy vẫn còn hơn 20% số người trên toàn thế giới thuộc diện cực nghèo, và đặc biệt là tại những vùng xa xôi của châu Phi cũng như tại Nam á thì tình trạng này có thể sẽ vẫn tiếp tục tồn tại.
Rõ ràng là ngày càng có nhiều trẻ em ít nhất đã có thể được đi học cấp tiểu học, như vậy cũng đã có thể học viết và đọc. Tuy nhiên số lượng trẻ em trên thế giới đang tăng lên, và do đó, cần thiết có những nỗ lực to lớn tương lai nhằm thực hiện được việc giáo dục tiểu học cho tất cả các em.
Ngược lại, đối với việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển đa phần gây ra những lo ngại. Sự thải khí nhà kính như thế tăng lên. Nhiều loài bị tuyệt chủng, việc chặt phá rừng và đánh bắt cá biển quá mức vẫn đang tiếp diễn.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững không có nghĩa là bây giờ phải đào tạo thế hệ trẻ để các em sau này giải quyết các vấn đề này trong 20 hay 30 năm sau. Chúng ta – loài người – không có nhiều thời gian đến vậy, bởi mỗi một tấn khí CO2 mà hôm nay được thải vào không khí, sẽ lưu lại nhiều thập kỉ trong bầu khí quyển, và mỗi một loài động vật hay thực vật mà hôm nay bị tuyệt chủng, sẽ biến mất vĩnh viễn. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ phát triển bền vững có yêu cầu về mặt chính trị – và không phải riêng mỗi người mà đây là những nhiệm vụ mà chúng ta muốn đạt được thông qua việc giáo dục.
Giáo dục về phát triển bền vững đặt mục tiêu nhiều hơn vào việc cùng tham gia. Qua đó giáo dục phát triển bền vững muốn tạo cho những người (trẻ) rằng họ sẽ xây dựng những quá trình xã hội theo nghĩa quan tâm đến tương lai riêng chính đáng của mình.
Do đó, việc giáo dục phát triển bền vững sẽ không chỉ cung cấp những kiến thức chuyên ngành mà hơn hết cả là những giá trị và kỹ năng. Việc này áp dụng những phương pháp tạo ra chủ động, tích cực tham gia, mang tính xây dựng, tự suy ngẫm nghiên cứu, thảo luận (Chi tiết xem bảng tại cuối trang)
Tại trường tiểu học, chúng tôi đưa ra những cơ sở cho một sự giáo dục được hiểu như vậy. Những buổi học được tổng hợp ở đây nên cung cấp xa hơn không chỉ là kiến thức về môi trường hay tình yêu thiên nhiên.
- Chúng tôi muốn hỗ trợ một sự phát triển phù hợp theo lứa tuổi – như bằng cách các em quan sát chính xác và miêu tả được những quan sát của mình hoặc bằng cách các em cùng làm việc với nhau và bàn bạc với nhau vì sự phát triển bền vững.
- Chúng tôi muốn đánh thức “tinh thần người nghiên cứu” – như thái độ xem thế giới là một nơi diệu kì và việc khám phá những bí mật của thiên nhiên và môi trường như là một niềm vui lớn. Ngay những em nhỏ cũng có tính tò mò rất tự nhiên – chúng tôi chú trọng vào điều này.
- Chúng tôi quan sát thiên nhiên và môi trường đa phần trên bình diện những hiện tượng.
Việc hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên sẽ được truyền đạt sau này trong tiết học môn này.
- Chúng tôi hỗ trợ cái nhìn cảm thông lên con người và lên những tạo hóa của thiên nhiên. Chúng tôi mời gọi các em vào việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường / và truyền đạt cho các em hiểu rằng việc bảo vệ môi trường cũng phụ thuộc vào các em.
Không một tiết học riêng nào hoàn thành được tất cả những mục tiêu của chúng tôi, nhưng mỗi giờ học có thể được sắp xếp như bảng dưới đây.
Mục tiêu tham gia | Để người trẻ tuổi có khả năng xây dựng những quá trình xã hội quan tâm đến tương lai riêng chính đáng của mình. |
Cung cấp những giá trị và năng lực | Công bằng, đoàn kết, cảm thông là những giá trị! Ví dụ như trong Trò chơi nghề cá, Mạng lưới sinh thái, động vật trong hiện tương biến đổi khí hậu Những kỹ năng như: suy nghĩ nhìn xa trông rộng, nhận dạng các mối liên kết, giải quyết vấn đề, cùng nhau làm kế hoạch và hành động: Trò chơi tạo mạng lưới, Mạng lưới sinh thái Tại trường tiểu học cũng có những đóng góp cho sự phát triển phù hợp lứa tuổi, như: đánh thức/ duy trì sự tò mò và niềm vui người khám phá, sự thiện cảm, năng lực đọc, viết và tính toán, giao tiếp bằng miệng và bằng viết. |
Sử dụng những phương pháp tạo ra chủ động, tích cực tham gia, mang tính xây dựng, tự suy ngẫm nghiên cứu, thảo luận | Quan sát, khám phá, như Trò chơi Tìm thấy –trao tiếp, Tổng hợp màu sắc, Trò chơi Bingo nhà nghiên cứu thiên nhiên, Trò chơi bản đồ thế giới. Thử nghiệm, như trò chơi Ngón tay mặt trời Đi vào những chủ đề khoa học tự nhiên về những hiện tượng – như việc làm quen với năng lượng thông qua việ chuyển đổi năng lượng, như Ngón tay mặt trời Thiết kế trường học thân thiện môi trường (giáo viên, học sinh, cha mẹ cung chung tay). như trò chơi Mạng lưới sinh thái, Trò chơi Rác ít- Rác nhiều, Domino Rác |
Áp dụng những chủ đề và mẫu suy nghĩ từ những thảo luận về phát triển bền vững | Hiện tượng biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, nước, sự nghèo đói, ... Những chiến lược và quy định quản lý sự bền vững (Trò chơi nghề cá) Việc tạo mạng lưới liên kết (Trò chơi Mạng lưới sinh thái) |
Dựa trên lý thuyết học | Học là hành vi xây dựng mang tính riêng biệt và tích cực của con người. Mỗi người học khác nhau, do đó cần có sự đa dạng trong phương pháp và phương tiện. Học thông qua việc xử lý thông tin sâu và đầy đủ ý nghĩa. Những năng lực sẽ được đạt được thông qua hành động mang tính chủ động và tương tác thực tế. |